Giờ học trẻ biết lắng nghe giáo viên kể chuyện một cách sinh động, sử dụng ngữ điệu và cử
chỉ để thu hút sự chú ý, phát triển khả năng chú ý, tập trung và hiểu nội dung. Trẻ được nghe các từ ngữ mới như "ròng rã", "giận dữ",
"hiếu thảo", giúp mở rộng vốn từ. Phát triển khả năng diễn đạt qua hoạt động thảo luận về hành động của từng nhân vật, trả lời các câu hỏi liên quan đến
câu chuyện như: "Cô nào thương mẹ thật sự? Vì sao?" Khuyến khích trẻ kể lại câu chuyện theo cách hiểu của mình.
Phát triển nhận thức trẻ biết so sánh hành động của ba cô gái để
nhận ra sự khác biệt giữa các nhân vật. Tư duy logic của trẻ được thể hiện qua trẻ biết giải thích lý do tại sao cô út không bị biến thành
động vật như hai chị. Qua đó trẻ
lên hệ với thực tế: “Nếu em gặp trường hợp tương tự, em
sẽ làm gì để mẹ vui lòng?”.
Xây dựng ở trẻ lòng nhân ái và tình yêu thương. Trẻ hiểu được
giá trị của sự hiếu thảo qua hành động của cô út. Trẻ học cách
quan tâm đến người thân trong gia đình, đặc biệt là ông bà, cha mẹ. Trẻ học cách biểu đạt cảm xúc của mình khi thảo luận về trạng thái của mẹ
trong câu chuyện (buồn, cô đơn, mong nhớ).
Phát triển kỹ năng xã hội qua hoạt động trẻ cùng nhau đóng vai các nhân vật trong câu chuyện, phối hợp để diễn kịch. Trẻ thảo luận với bạn bè và giáo viên về bài học từ câu chuyện. Trẻ tập cách diễn đạt ý kiến cá nhân một cách rõ ràng, mạch lạc.
Hoạt động này không chỉ giúp trẻ làm quen với câu
chuyện mà còn rèn luyện các kỹ năng và phát triển nhận thức một cách toàn diện cho trẻ!
Dưới đây là một số hình ảnh
trong hoạt động phát triển ngôn ngữ của các bé.