Việc cho trẻ làm quen với hoạt động tạo hình nhằm giáo dục tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ đồng thời tạo điều kiện cho trẻ phát huy năng khiếu góp phần phát triển trí tuệ và thể chất cho trẻ. Khi tạo ra sản phẩm tạo hình trẻ tham gia một cách tích cực kết hợp giữa tính tích cực của trí tuệ và thể lực. Đó là sự vận dụng kỹ năng, kỹ xảo, sử dụng dụng cụ và các phương tiện tạo hình, trí nhớ, trớ tưởng tượng sáng tạo thông qua các hoạt động đó phát triển các nhóm cơ bàn tay, ngón tay từ vụng về đến linh hoạt, rèn tố chất khéo léo.
Thông qua hoạt động tạo hình giúp trẻ phát triển trí tuệ nhận thức và thẩm mỹ. Khi quan sát trẻ so sánh hình dáng, kích thước, màu sắc, không gian của đồ vật, hoạt động tạo hình đã góp phần tích cực trong việc hình thành ở trẻ những thao tác tư duy như phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát, phát triển tư duy trực quan hình tượng và phát triển trí nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo đồng thời trong quá trình hoạt động tạo hình ngôn ngữ của trẻ cũng được phát triển, thông qua hoạt động tạo hình giáo dục đạo đức cho trẻ biết yêu quý cái đẹp, cái tốt, phân biệt được cái thiện cái ác. Trong quá trình tạo sản phẩm trẻ được rèn luyện tính kiên trì, bền bỉ làm việc có mục đích được hòa đồng trong tập thể. Từ đó hình thành tính đoàn kết tương trợ giúp đỡ cởi mở thân ái với bạn bè.
Đặc điểm tạo hình ở trường mầm non giúp cho trẻ tiếp xúc, làm quen với cuộc sống xung quanh nhằm tạo ra các “tác phẩm” bằng cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm nhận của bản thân trẻ. “Tác phẩm” của trẻ sẽ không “chỉnh chu”, không giống thật, màu sắc có thể tự do theo ý thích có thể không như thực ngoài đời nhưng lại ngộ nghĩnh, đôi khi lại rất “động”, có tính biểu cảm. Qua quan sát, tìm hiểu các sự vật, hiện tượng giúp trẻ nhận ra các đặc điểm thẩm mĩ (hình dáng, màu sắc, cấu trúc, tỉ lệ, sự sắp xếp không gian…) nhận ra được những nét độc đáo, tạo nên sức hấp dẫn của đối tượng miêu tả.
Để phát triển khả năng tạo hình của trẻ, khơi dậy những cảm xúc tự nhiên của trẻ, phát huy tính tích cực, sáng tạo trong tâm hồn trẻ thơ trong hoạt động tạo hình thì người giáo viên cần phải tổ chức tốt môi trường giáo dục cho hoạt động tạo hình.
Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động vô cùng hấp dẫn đối với trẻ mẫu giáo, nó giúp trẻ tìm hiểu thêm và khám phá một cách sinh động những gì mà trẻ nhìn thấy trong thế giới xung quanh, trẻ dễ bị lôi cuốn trước những cảnh vật có nhiều màu sắc, hay một bức tranh sống động.
Hoạt động tạo hình của trẻ trong trường mẫu giáo chính là một phương tiện phát triển thẩm mỹ cho trẻ, để hình thành ở trẻ những cơ sở ban đầu về hoạt động học tập, trong các hoạt động vẽ, nặn, xé, dán......giúp trẻ phát triển các chức năng tâm lý, và khả năng tri giác các sự vật hiện tượng xung quanh, từ đó phát triển tư duy và quá trình đó làm phát triển trí tưởng tượng và ham muốn tạo ra cái đẹp, sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường đối với từng nhóm lớp.
Hoạt động tạo hình có một ý nghĩa rất lớn với sự phát triển toàn diện của trẻ. Trước hết hoạt động này tạo điều kiện để trẻ phát triển khả năng tri giác đồ vật về hình dáng cấu trúc, màu sắc, hình thành ở trẻ các thao tác tư duy, phát triển khả năng sáng tạo của trẻ.
+ Về đạo đức, hoạt động tạo hình giúp hình thành ở trẻ các đức tính tốt như: Yêu thích cái đẹp, mong muốn tạo ra cái đẹp.
+ Về thể chất lao động giúp trẻ phát triển các khớp ngón tay, cổ tay,các cơ bàn tay…… Giúp trẻ ngày càng khéo léo linh hoạt .
+ Về thẩm mỹ, giúp trẻ hình thành xúc cảm và thị hiếu thẩm mỹ khi trẻ tạo hình.
Vì vậy, hoạt động tạo hình là phương tiện giáo dục toàn diện rất tích cực không thể thiếu được trong chương trình giáo dục trẻ. Và đúng vậy tạo hình không chỉ đơn giản là vẽ, xé dán, nặn…. mà còn vô số các cách để các con có thể thỏa sức sáng tạo những ý tưởng của mình. Trong giờ hoạt động tạo hình ngày hôm nay của các con trường mầm non Tây Ninh, các bé sẽ được sáng tạo những bức tranh ngộ nghĩnh bằng các nguyên vật liệu tái chế và các bé được thỏa sức sáng tạo với màu nước.
Một số hình ảnh các con lớp 5A3 trong hoạt động làm hoa giấy: