Khám phá khoa học là một trong những hoạt động quan tọng của đổi mới GDMN. Khoa học với trẻ mầm non chỉ là quan sát những sự vật, hiện tượng xảy ra xung quanh trẻ nhằm phân tích, giải thích cách thức hoạt động, sự tồn tại của sự vật hiện tượng đó. Dưới đôi mắt trẻ thơ, khái niệm khoa học vô cùng đơn giản và giúp trẻ hiểu ra bản chất của sự vật, hiện tượng. Từ đó hình thành nền tảng kiến thức vững chắc và đi sâu vào tiềm thức từ khi còn nhỏ giúp trẻ dễ làm quen và tiếp thu với các chương trình học phức tạp khi lớn lên. Trẻ em trong giai đoạn 0-6 tuổi là thời kỳ phát triển mạnh mẽ cả về thể chất, trí tuệ, cảm xúc. Trẻ tương tác tích cực với những gì diễn ra xung quanh chúng. Bản chất việc học của trẻ em là thông qua sự bắt chước, khám phá, trải nghiệm, thực hành để hiểu về những sự vật, hiện tượng diễn ra xung quanh trẻ.
Ảnh minh họa
Mặt khác, trẻ mầm non rất tò mò và muốn chứng tỏ bản thân, do đó, chúng luôn quan sát và đặt câu hỏi với mọi sự vật, hiện tượng đang diễn ra xung quanh mình. Vì vậy, vai trò của giáo viên là khai thác các tình huống cũng như các đối tượng khác nhau để khuyến khích trẻ chơi, khuyến khích trẻ hoạt động cùng nhau. Giáo viên giúp trẻ suy nghĩ nhiều hơn về những gì chúng nhìn thấy và đang làm, kích thích trẻ quan sát, xem xét, phỏng đoán các sự vật hiện tượng xung quanh và chia sẻ điều trẻ nhìn thấy, điều trẻ nghĩ hoặc điều còn băn khoăn, thắc mắc. Đặc điểm tâm lí lứa tuổi này rất thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp dạy học, đồng thời đặt ra yêu cầu phải đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ mầm non.
Ảnh minh họa
Mặc dù hoạt động khám phá khoa học đã được đưa vào chương trình giáo dục mầm non từ năm 2009, tuy nhiên, kết quả mang lại đến nay vẫn chưa được rõ nét nguyên nhân do trình độ, kiến thức khoa học, kinh nghiệm của giáo viên còn hạn chế và thiết bị dạy học, đồ dùng trực quan cho trẻ còn chưa đáp ứng được tính thẩm mỹ và chính xác về kiến thức.
Ảnh minh họa
Không ít giáo viên dạy trẻ theo phương pháp truyền thống một chiều "cô nói, trẻ nghe", vẫn còn khá nhiều giáo viên chọn việc trình chiếu cho trẻ xem hơn là việc tổ chức cho trẻ được hoạt động theo các hình thức khác nhau như theo các nhóm, cá nhân…, lớp học thụ động bị cuốn theo các hiệu ứng trên màn hình làm loãng đi trọng tâm của bài học, hiệu quả đạt được không cao, các hoạt động cho trẻ khám phá, trải nghiệm chưa phong phú và đa dạng, giáo viên chưa tận dụng triệt để môi trường tự nhiên, sẵn có để dạy trẻ, đồ dùng đồ chơi cho trẻ vẫn chưa đáp ứng đủ theo quy định... Đây chính là những biểu hiện của việc chậm đổi mới các phương pháp giáo dục.
Để làm cho làm cho hoat động khám phá không bị khô cứng, các bạn hãy cùng đến với thí nghiệm hạt gạo ma thuật của lớp 3C1
Video: https://youtu.be/E5anqaulwS4