Biểu hiện của tính sáng tạo ở độ tuổi mầm non
Sự sáng tạo của trẻ em không giống như sự sáng tạo của người lớn. Đặc biệt giữa trẻ mầm non với trẻ tiểu học, trung học…thì lại càng có sự khác biệt rõ rệt. Một người trưởng thành được coi là có trí sáng tạo khi họ tạo ra cái mới, cái độc đáo, gắn với tính chủ đích, có tính bền vững và thường là kết quả của quá trình nỗ lực tìm tòi… Nhưng một em bé được coi là có trí sáng tạo khi trẻ bắt đầu từ sự tái tạo, bắt chước, mô phỏng… và thường không có tính chủ đích. Sự sáng tạo của trẻ em phụ thuộc nhiều vào xúc cảm, vào tình huống và thường kém bền vững.
Lứa tuổi mầm non là lứa tuổi tràn ngập xúc cảm, phát triển trí tò mò, trí tưởng tượng bay bổng,… khả năng liên tưởng mạnh… vì vậy đây là giai đoạn tối ưu, là “mảnh đất” mầu mỡ nhất để gieo hành vi sáng tạo.
Tại sao chỉ vài mẫu gỗ, vài mẩu vải vụn, những mẩu giấy xé dán, hoặc chỉ là những nét vẽ nguệch ngoạc, bôi/quét màu xanh đỏ trên giấy không rõ hình thù…, vốn rất ít có ý nghĩa, thậm chí hoàn toàn vô bổ với người lớn, nhưng lại thu hút toàn bộ tâm trí trẻ, chúng chơi rất say sưa. Đó là vì trẻ được chơi với những ý tưởng của mình. Chính xúc cảm nảy sinh trong quá trình chơi, chứ không phải sản phẩm cuối cùng (bức vẽ đẹp hay không đẹp theo cách nhận xét thường thấy ở người lớn) nuôi dưỡng trí tưởng tượng sáng tạo. Từ chính những đồ vật đó lại khiến trẻ tưởng tượng thành những câu chuyện thú vị do chính trẻ hóa thân thành đạo diễn kiêm diễn viên thể hiện.
Dưới đây là hoạt động sáng tạo làm tranh bằng các nguyên vật liệu tái chế tại trường mầm non Thành Tô: